Cách đọc thông số vòng bi

Ký hiệu được nhà sản xuất in trên vòng bi đều có ý nghĩa riêng, giúp bạn có thể biết được đặc tính và chủng loại của vòng bi này là gì? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn ý nghĩa các thông số được in trên vòng bi - bạc đạn là như thế nào?

Vòng bi là gì?

Vòng bi hay còn gọi là bạc đạn chỉ là tên gọi của các loại ổ lăn , để phân biệt với “bạc dầu” (là loại ổ trượt) . Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bên trong các ổ trượt này có các “cục đạn” (hình cầu hoặc hình trụ thằng hoặc trụ côn) nhằm tạo ma sát lăn cho ổ trượt . Ma sát lăn này có độ lớn nhỏ hơn nhiều (và chế độ bôi trơn cũng dễ dàng hơn nhiều) so với ổ trượt . Việc hư vòng bi (bạc đạn) , nếu không được thay thế sẽ làm hỏng các bộ phận liên quan như làm xe nặng hơn, làm hỏng mòn trục hoặc có thể làm hỏng nồi vòng bi.

Các thông số trong vòng bi (bạc đạn) như 6206ZZ hay 6206-2RS có ý nghĩa như thế nào?

Tính từ phải thì : hai số đầu tiên chỉ kích thước vòng trong ứng với kích thước trục , số thứ ba là hạng ổ bi

8 , 9 là siêu nhẹ

1 ,7 là đặc biệt nhẹ

2 ,5 là ổ bi hạng nhẹ

3 ,6 là hạng trung

4 là hạng nặng

Số thứ tư là chỉ loại ổ bi , 0 là ổ bi đỡ 1 dãy , 1 là ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy , 2 là ổ bi đỡ bi đũa , 3 là ổ bi đũa lòng cầu 2 dãy , 4 là ổ bi kim , 5 là ổ đỡ trụ xoắn , 6 là ổ bi đỡ chặn , 7 là ổ bi đỡ côn , … Hai chữ cuối ZZ là ổ bi có nắp chặn mỡ cả 2 phía , 2RS là có nắp chặn chịu áp lực … Z hay ZZ hay 2RS là thông số để chỉ bạc đạn có 1 hay 2 nắp che mỡ.

Ngoài ra còn có nhiều ký hiệu để biểu thị các thông số khác nữa , thí dụ như khe hở , loại bi … Bạn cần thay thế vòng bi thì cứ tìm đúng thông số cũ là được.

Nếu bạn thiết kế thì phải tính toán theo các yếu tố : công suất trên trục , số vòng quay , điều kiện làm việc , khả năng tải động , điều kiện bảo trì , và tính theo tuổi thọ là 20000 giờ …

Khi lựa chọn bạc đạn cần quan tâm yếu tố gì?

Cấu tạo của bạc đạn bao gồm: Vòng ngoài; vòng trong, con lăn và vòng cách

Mục đích sử dụng: ta có thể chọn bạc đạn hạng nhẹ, trung bình, nặng, loại bạc đạn tròn, đạn nhào, đạn đũa, đạn kim, đạn côn, dĩa…

Phù hợp chi tiết khi lắp ghép như đường kính trong, đường kính ngoài, bề dày bạc đạn…

Giá thành bạc đạn: cũng là yếu tố khi chọn bạc đạn, do đó có thể thay thế các loại bạc đạn khác nhau để đáp ứng yêu cầu sử dụng

Ký hiệu bạc đạn có ký hiệu 05 số và 02 chữ, thông thường người ta ghi 4  số và 2 chữ

 ABCDEXX

Trong đó ABCDE là các số

XX là các chữ

Hai số cuối (DE) là qui ước Đường kính trong của bạc đạn:

Đối với lổ từ 20 mm trở lên ta lấy 2 số cuối là DE nhân với 4: như bạc đạn 6204 thì ta có đường kính trong (lổ) là 04 x 5 = 20 (mm).

Đối với lỗ nhỏ hơn 20 mm có ký hiệu như sau: 03 là 17mm; 02 là 15 mm; 01 là 12mm; 00 là 10mm

Đường kính ngoài bạc đạn chúng ta tra bảng.

Số thứ 3 từ phải qua (C) là qui ước mức độ chịu tải của bạc đạn: 

8 hoặc 9 chỉ tải siêu nhẹ;

1 hoặc 7 chỉ tải trọng rất nhẹ;

2 chỉ tải trọng nhẹ;

3 chỉ tải trọng trung bình;

4 chỉ tải trọng nặng;

5 chỉ tải trọng rất nặng;

6 chỉ tải trọng trung bình như 3 nhưng dày hơn;

Tùy theo tải trọng khác nhau mà đường kính bi và đường kính ngoài khác nhau

Ví dụ bạc đạn 6204 là bạc đạn nhẹ

Số thứ 4 từ phải qua (B) là kiểu bạc đạn 

0: Ổ bi đỡ 1 dãy

1: Ổ bi đỡ lồng cầu hai dãy;

2: Ổ bi trụ ngắn đỡ;

3; Ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy;

4: Ổ bi kim hoặc ổ bi đũa trụ dài

5: Ổ bi đũa trụ xoắn đỡ

6: Ổ bi đỡ chặn

7: Ổ bi đũa côn

8: Ổ bi chặn

9: Ổ đũa chặn

Số thứ 5 từ trái sang (A) có ý nghĩa kết cấu, được hiểu cơ bản sau:

3: Bi đũa trụ ngắn một dãy, vòng chặn không có gờ chắn

4: Giống số 3 nhưng có gờ chắn

5: Có rãnh để lắp vòng hãm định vị ở vòng chắn ngoài

6: Có long đền chặn dầu bằng thép lá

8: Có 2 lông đền chặn dầu bằng thép lá

9: Bi đũa hình trụ ngắn một dãy

XX là kiểu nắp bạc đạn:

Các hãng chế tạo khác nhau thi ghi ký hiệu khác nhau:

Các loại nắp vòng bi như sau:

Nắp sắt :

SKF : 2Z

FAG : ZR,2ZR

NTN,KOYO,NSK : Z,ZZ

NACHI : ZE,2ZE

2. Nắp nhựa:

*Nắp nhựa  kiểu tiếp xúc:

SKF : RS1 (RSH),2RS1 (2RSH) …..có thể làm việc trong nhiệt độ – 40° đến +120°

RS2 (2RS2)                      …..có thể làm việc trong nhiệt độ – 60° đến +180°

FAG : RSR,2RSR                     NSK : DU,DDU

NTN : LU,LLU                           KOYO : RS,2RS,RD,2RD

NACHI : NSE,2NSE

*Nắp nhựa kiểu không tiếp xúc : có thể làm việc trong nhiệt độ – 40° đến +120°

SKF : RZ (RSL),2RZ(2RSL)           FAG : RSD(2RSD)

NTN : LB,LLB                                 NSK : V,VV

KOYO : RU,2RU                             NACHI : NKE,2NKE